Bài 10 - Nguyên tắc lập trình Chia để trị

Nguyên tắc "chia để trị" không chỉ áp dụng rộng rãi trong công tác quản lý mà còn áp dụng trong công việc của lập trình viên: chia nhỏ vấn đề lớn thành vấn đề nhỏ hơn sao cho thuận tiện tìm kiếm, quản lý. Ta sẽ cùng tìm hiểu những ví dụ cụ thể sau để hiểu hơn cách áp dụng nguyên tắc này nhé.

Ví dụ 1: Phân chia thư mục trong lưu trữ source code:

Source code là nơi lưu trữ tất cả các file của chương trình và bạn sẽ thấy các source code sẽ phân chia thành các thư mục con để tiện theo dõi và quản lý. Ảnh sau chụp lại 1 phần của source code web fullstackphpdev.com

Ví dụ nguyên tắc lập trình chia để trị

Và trong thư mục "images" này còn chia ra tiếp thành các thư mục con khác như avatar (chứa ảnh đại diện), background (chứa ảnh nền), icon (chứa các ảnh biểu tượng)...

Ví dụ nguyên tắc lập trình chia để trị

Ví dụ 2: Phân chia giao diện thành các module nhỏ hơn:

Tương tự với thư mục bạn có thể phân chia 1 file thành các module nhỏ hơn để ghép lại với nhau. Ví dụ 1 trang chủ fullstackphpdev.com chia làm 4 phần: phần 1 là meunu chính, phần 2 là slide, phần 3 là nội dung chính, phần 4 là footer, tương ứng với các file là menu.php, slide.php, main_content.php, footer.php.

Chia nhỏ module website

Như vậy thì khi chỉnh sửa 1 phần nó của website thì mình chỉ cần vào các file tương ứng từng phần để sửa. Các dòng code viết trong từng file sẽ ngắn gọn hơn và sửa ở file này sẽ không ảnh hưởng đến file khác.

Kết luận:

Thông qua các ví dụ trên thì bạn đã hiểu được ý nghĩa của nguyên tắc "chia để trị" trong công việc lập trình. Nguyên tắc này không chỉ áp dụng trong lĩnh vực lập trình mà còn áp dụng rất nhiều trong cuộc sống. 

Tác giả: Admin